Tủ trung tâm phải là loại có địa chỉ. Những thiết bị có địa chỉ như đầu dò, nút nhấn, Mô-đun và các thiết bị tương tự phải được đảm bảo kết nối trong 1 vòng kín đến tủ trung tâm và được xác định là một đại chỉ riêng biệt. Theo yêu cầukiến trúc công trình, các thiết bị trong hệ thống phải được tạo thành những nhóm hợp lý bằng phần mềm. Mỗi tủ trung tâm hỗ trợ tối thiểu 4096 địa chỉ. Tủ trung tâm có thểcấu hình để quản lý tối thiểu 5,000 groupcó địa chỉ khác nhau và tối thiểu 32 tủ trung tâm có thể kết nối với nhau trong một mạng chung.
Tủ trung tâm được thiết kế hoàn toàn theo kiểu modun lắp trên các thanh rail. Những thanh rail này có vai trò cung cấp nguồn và cho phép Mô-đun giao tiếp với tủ. Tủ trung tâm có thể lắp tối thiểu 46 Mô-đun trong đó có thể lắp tối thiểu 32 Mô-đun quản lý loop có địa chỉ.
Các Mô-đun được đặt trong hộp nhựa để bảo vệ các thành phần điện tử trước những yếu tốtừ môi trường (va đập, nhiệt độ, độ ẩm…). Trong trường hợp Mô-đun bị lỗi hoặc gặp vấn đề thì có thể thay thế mà không cần đến sự chuyển đổi hệ thống điện hay tái lập trình.
Tủ trung tâm theo tiêu chuẩn EN54, VdS (Germany), CE (Europe).
Bảng điều khiển:
Các Mô-đun lắp trên các rail được điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm. Toàn bộ thông tin về firmware, cấu hình và tất cả thiết lập được dự trữ trong thẻ nhớ của bộ điều khiển trung tâm. Các cấu hình và thiết lập cũng được ghi nhớ trên các Mô-đun ở thanh rail. Các lỗi hay thiếu mất các Mô-đun so với cấu hình có thể được kiểm tra trên màn hình cảm ứng của bộ điều khiển. Bảng điều khiển trung tâm tiêu chuẩn được trang bị màn hình cảm ứng đồ họa để có thể điều khiển toàn bộ hệ thống. Màn hình cảm ứng LCD với đường chéo 14,5 cm , có độ phân giải tối thiểu là 320x240 pixels, được hỗ trợ chế độ ngược sáng để đảm bảo khả năng đọc thông tin rõ ràng. Độ tương phản có thể điều chỉnh được.
Bộ điều khiển được trang bị ít nhât 11 led đỏ, vàng, xanh để thể hiện trạng thái của tủ.Màn hình cảm ứng sẽ hiển thị một cách rỏ ràng trạng thái cháy, các sự cố, lỗi… Một loatín hiệu thông báo tích hợp bên trong bảng điểu khiển trung tâm sẽ được kích hoạt để gây chú ý trong trường hợp có cháy. Tất cả các sự kiện sẽ được xác minh bởi người dùng và có thể điều khiểntắt/mở tín hiệu cảnh báo khi cần. Các địa chỉ phải được đặt tên (ít nhất 32 kí tự), phải mô tả rỏ ràngkhu vực đang giám sát hoặc điều khiển và được hiển thị trên màn hình trong trường hợp có sự kiện xãy ra. Trong menu đều khiển, người dùng có thể resetcác sự kiện hoặc có thể kích hoạt báo động sơ tán. Trên bảng điều khiển phải cho phép hiển thị các nhóm trạng thái của các sự kiện xảy ra: Phát hiện cháy, lỗi, báo dộng, các thiết bị đang bị cách ly bởi người dùng…
Bàng điều khiển trung tâm tối thiểu phải đáp ứng việc thực hiện các chức năng sau:
• Có thể reset 1 đầu dò, 1 khu vực đầu dò hay cả hệ thống.
• Tắt loa thông báo tích hợp trên bảng điều khiển.
• Tắt cácthiết bị báo động.
• Bypass (unbypass) hoặc cách ly (ngừng cách ly) đầu dò hoặc khu vực đầu dò.
• Chuyển đổigiữa các chế độ ngày và đêm.
• Truy xuất sự kiện.
• Thiết lập ngày tháng và giờ.
• Thiết lập các đầu dò/ khu vực đầu dò khi kiểm tra hệ thống.
• Chuyển đổi các chức năng cảm biến trên đầu dò đối với đầu dò hỗn hợp.
• Thay đổi các mô tả cho đầu dò hoặc khu vực đầu dò.
Tất cả những báo cháy và sự kiện phải được lưu trong thẻ nhớ tạm và cho phép truy xuất tối thiểu 1000 sự kiện gần nhất. Mỗi sự kiện được lưu trữ với:
• Thứ tự của sự kiện.
• Ngày tháng và thời gian xãy ra sự kiện.
• Địa chỉ các thiết bị hoặc đầu dò.
• Tên mô tả của thiết bị hay đầu dò.
Hỗ trợ bộ lọc trong việc tìm kiếm các sự kiện trong lược sử:
• Theo loại sự kiện.
• Theo khoảng thời gian.
• Theo thiết bị và đầu dò cụ thể.
Ngôn ngữ hỗ trợ: English / German / French / Turkish / Dutch / Romanian / Polish / Russian / Italian. Ngôn ngữ sẽ thay đổi ngay theo sự chọn lựa của người dùng mà không cần reset tủ trung tâm.
Người dùng được phân tối thiểu thành 4 cấp. Phụ thuộc vào quyền sử dụng được cung cấp mà người sử dụng có thể thao tác các chức năngtương ứng. Hệ thống phải hộ trợ tối thiểu 10 user với mã pin 8 kí tự.
Tủ trung tâm phải hỗ trợ chìa khóa có khả năng cho phép đăng nhập và thao tác các chức năng lập trình trước mà không cần phải đăng nhập qua user và mã pin theo cách thông thường qua bảng điều khiển.
Trung tâm báo cháy hỗ trợ thiết lập các kênh được lập trình để tự động thưc hiện các thao tác theo thời gian, hỗ trợ tối thiểu 19 kênh.Các kênh này có thể thiết lập tối thiểu những chức năng sau theo thời gian lập trình sẵn:
• Kích hoạt thiết bị chuông còi, ouput.
• Chuyển sang chế độ ban đêm
• Cách ly/ bypass đầu dò hoặc nhóm đầu dò.
• Thay đổi độ nhạy đầu dò.
• Thay đổi chức năng cảm biến của đầu dò hỗn hợp.
Xác nhận tình trạng báo cháy:
Sử dụng màn hình cảm ứng có thể xác nhận sự kiện cháy bằng đầu dò tự động hoặc nút nhấn. Có thể thiết lập 2 chế độ ngàyvà đêm cho hệ thống.
• Chế độ ban đêm:
Chế độ này được kích hoạt khi không có người giám sát ở công trình. Do vậy tất cả các sự kiện cháy được phát hiện báo động ra bên ngoài và kích hoạt âm thanh sơ tán ngay lập tức.
• Chế độ ban ngày:
Chế độ này sử dụng khi người có giám sáthệ thống báo cháy của công trình. Khi có báo động cháy, một khoảng thời gian đếm ngược lập trình trước được kích hoạt. Trong khoảng thời gian này, người phụ trách về an ninh báo cháy sẽ được thông báo về sự cố cháy để đi đến tủ trung tâm.Sự thông báo này được thực hiện bằng loa thông báo tích hợp sẵn trên tủ trung tâm hoặc thiết bị tự động quay số. Người giám sát sẽ xác nhận để đi kiểm tra bằng cách nhấn vào nút Acknowledge trên màn hình điều khiển. Ngay sau đó, tín hiệu cảnh báo để nhận biết cảnh báo sẽ chuyển sang chế độ đợi xác minh tình trạng cháy và một thời gian đếm ngược lập trình trước sẽ được tạo ra. Nếu người giám sát không nhấn nút Acknowledge trước thời gian cho phép của tín hiệu cảnh báo, hoặc quá trình đi xác nhận báo cháy giả lâu hơn thời gian xác minh cho phép, hệ thống báo cháy sẽ kích hoạt thiết bị báo động.
Thời gian xác minh có thể lập trình khác nhau tùy theo mỗi khoảng cách của mỗi khu vực cần xác minh. Người giám xác lúc này có thời gian để đến chổ đã báo phát hiện cháy theo thông tin từ bảng điều khiển và quay ngược trở lại tủ để xác nhận cháy kích hoạt thiết bị cảnh báo hoặc reset lại. Nếu trong suốt thời gian xác minh trung tâm báo cháy nhận được một tín hiệu báo cháy thứ 2, hoặc phát hiện tình trạngđứt cáp thì hệ thống sẽ tự động phát ra tín hiệu cảnh báo để sơ tán.
Nguồn cấp:
Tủ trung tâm cung cấp 1 nguồn điện cần thiết 24VDC 6A để nuôi các Mô-đun, đầu dò, còi báo và thiết bị đầu cuối. Nguồn cấp sẽ được bảo vệ chống lại quá tải với 1 cầu chì tự động. Ngoài ra còn có nguồn pin dự phòng dung lượng 24Ah để duy trì hoạt động suốt 24h (stand by) hoặc 30” (alarm) khi xảy ra sự cố mất điện. Nguồn dự phòng này sẽ được sạc bởi Mô-đun quản lý nguồn trong thời gian ít hơn 24 giờ và có bảo vệ quá nhiệt để ngắt khi pin sạc đầy. Một chu trình kiểm tra đều đặn tình trạng của pin dự phòng sẽ được thực hiện tự động. Khi quá trình kiểm tra không thành công, thông tin “lỗi pin” sẽ được thông báo trên bảng điều khiển. Khi có vấn đề xảy ra với nguồn chính, nguồn pin dự phòng sẽ đảm nhận vai trò cấp nguồn cho cả hệ thống mà không bị gián đoạn. Sau 10 phút thông tin “lỗi nguồn chính” sẽ hiển thị trên bảng điều khiển. Các Mô-đun quản lý pin dự phòng yêu cầu hiển thị hoạt động qua cácđèn LEDchỉ thị sau:
• Nguồn chính ok
• Nguồn chính fail
• Pin Trouble
Mỗi Mô-đun quản lý pin sẽ có 2 ngõ ra 24VDC 2.8A cho các thiết bị cần cấp nguồn phụ như cửa từ, bô hiễn thị phụ… Các ngõ ra này được bảo vệ bởi cầu chì tự động 1400mA. Khi có sự cố xảy ra với nguồn chính, các ngõ ra sẽ được cấp nguồn qua pin dự phòng.